INH LĂNG GIÀ TÂM ẤN
Giảng giải
HT. THÍCH THANH TỪ
Bộ 2 cuốn
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
PL. 2553 – DL. 2009
LỜI ĐẦU SÁCH
Tâm chẳng sanh thức, hằng Niết-bàn mà ở trong lưu chú. Thức chẳng lìa tâm, luống sanh tử mà thường trụ Niết-bàn. Thế nhưng mê tự tâm thì biển thức mênh mông sóng dậy, giác tự tính thì tâm thể lặng lẽ tròn đầy. Toàn kinh Lăng Già, Như Lai chỉ muốn khai thị một đại sự này mà thôi.
Phật dạy một phen con mắt bệnh thì ngàn hoa đốm rối loạn trong hư không, một phen vọng chê tâm thì các tình lượng đóng cửa trí. Bệnh hết con mắt vẫn còn. Hoa đốm sạch hư không vẫn trong. Vọng sạch thì tâm tròn, tình mất thì trí sáng. Đã thế vì sao chúng ta vẫn mãi cam chịu mê tình trói chặt, không thử một phen đột phá, nhảy thẳng vào đất tâm, mặc sức dọc ngang trong tam giới, tha hồ bố hóa lợi lạc quần sanh.
Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã lặn lội từ Tây thiên sang Đông độ, cũng chỉ để tìm được một truyền nhân trao lại bốn quyển Lăng Già, ấn tâm cho các bậc tông sư đời sau, rồi mới an lòng trở về Tây, đủ biết huyết mạch tâm tông thảy nằm trọn trong đây. Nhận thấy được yếu chỉ nhà thiền nơi bản Kinh này, Hòa thượng ân sư đã chẳng ngần ngại văn kinh khúc chiết, ý kinh sâu xa khó có người thông đạt, Ngài vì muốn trợ duyên cho kẻ hậu học vượt khỏi sóng thức, dứt sạch mê tình mà giảng dịch toàn kinh Lăng Già vào những năm 1975 tại Thiền viện Chân Không Vũng Tàu.
Cho đến nay trãi qua hơn 30 năm, huynh đệ chúng tôi đọc lại bản Kinh này vẫn tinh khôi như ngày nào còn đoanh vây dưới chân thầy, rung cảm, chấn động và đôi khi thấy thật lạ lẫm trong từng lời Phật dạy. Bởi vì một bản kinh thuyết minh về tâm lượng của Như Lai thì không thể dùng thức tình của kẻ phàm phu mà suy lường nghĩ tưởng. Song mà, đồng cảm với các pháp lữ đang bối rối trước đoạn đường trở về cố hương, chúng tôi mạo muội ghi lại lời giảng dạy của Hòa thượng ân sư, rất mong được chia sẻ cùng chư thiện hữu tri thức niềm tin và tấm lòng hành trì Phật đạo.
Thánh ý khó lường, dù đã hết sức cố gắng, chúng tôi vẫn không thể diễn đạt hết thâm ý của Phật, Tổ và lời giảng dạy của Thầy. Dám mong các bậc thức giả hoan hỷ bổ khuyết cho những gì còn sai sót trong tác phẩm này.
Thiền Viện Thường Chiếu, ngày 10/12/2009
TM. Ban Văn Hóa Thường Chiếu
THÍCH NHẬT QUANG
MỤC LỤC
Lời người dịch
Lăng Già Tâm Ấn duyên khởi
Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh Tâm Ấn
QUYỂN I
Tổng luận
A1– Phần tự
B1– Duyên khởicủa kinh
B2– Đương cơ kệ tán
A2– Phẩm chánh tông
B1– Chỉ thẳng pháp môn đệ nhất nghĩa rộng lớn vi diệu lìa nói bặt chứng
C1– Hỏi một trăm lẻ tám câu
C2– Đáp chỉ thẳng phi cú
D1– Lặp lại
D2– Đáp
B2– Bảy ngôn thuyết để vào đệ nhất nghĩa biển thức thường trụ, dùng hiển duy tâm
C1– Nói nhân quả tà chánh của tám thức để hiển thánh trí tự giác
D1– Lược nói nhân quả tà chánh của tám để biểu thị lìa vọng mà chứng
E1– Chỉ các thức sanh diệt khó biết
E2– Lược nói thức tướng y nơi chân do mê phát khởi
E3– Chỉ ngộ chân chẳng thiệt
E4– Chỉ ra tà kiến đoạn kiến dị nhân
E5– Chỉ chánh nhân để biện biệt tà vọng
E6– Bác tà đoạn có, không của ngoại đạo
E7– Chỉ bày lìa vọng được chứng
D2– Nói rộng bờ mé cứu kính của tám thức để phân biệt thức và trí
E1– Đại huệ thưa hỏi
E2– Phân biệt nhân duyên bất giác của tám thức
E3– Tột tàng thức là bờ mé cứu kính
E4– Hiển hiện lượng của tự tâm lìa vọng chân thật
E5– Tụng phân biệt tám thức để khởi tự ngộ
E6– Chỉ thẳng ba tướng tự giác thánh trí
C2– Chỉ năm pháp tự tánh vô ngã, giản biệt Nhị thừa ngoại đạo, để rõ nhân quả của chánh pháp
D1– Nói năm pháp
E1– Đại huệ hỏi
E2– Phá ngoại đạo vọng chấp có, không
E3– Chỉ trừ sạch đốn hay tiệm
E4– Chỉ ba Phật nói trí, như sai biệt
E5– Biện về Nhị thừa tự giác thánh sai biệt
E6– Biện đạt được Thánh trí thường bất tư nghì
E7– Biện Nhị thừa bỏ vọng cầu chân
E8– Chỉ ra chủng tánh vọng tưởng trí, như sai biệt
E9– Chỉ vọng tưởng, trí, như bình đẳng để hiển bày xiển-đề Phật tánh chẳng đoạn
D2– Nói về ba tự tánh
D3– Nói về hai vô ngã
E1– Nói về nhân vô ngã
E2– Nói về pháp vô ngã
E3– Chỉ thiện pháp vô ngã
G1– Lìa dựng lập phỉ báng
G2– Tiến đến cứu cánh độ thoát
E4– Chỉ thiện pháp vô ngã được bốn tướng pháp vô ngã
G1– Tướng pháp không
G2– Tướng vô sanh
G3– Lìa tướng tự tánh
G4– Không hai tướng
G5– Kết bốn tướng vào tất cả kinh điển
QUYỂN II
C3– Chỉ Như Lai tàng siêu quá vọng tưởng ngôn thuyết của phàm ngu và ngoại đạo thành tựu các địa cứu cánh quả hải
D1– Chỉ Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoại đạo
D2– Chỉ Như Lai tàng phương tiện hiển bày
E1– Chỉ chung phương tiện có bốn pháp
E2– Khéo phân biệt tự tâm biện
E3– Quán ngoại tánh phi tánh
E4– Lìa kiến chấp sanh trụ diệt
E5– Tự giác thánh trí thiện lạc
D3– Chỉ Như Lai tàng lìa các nhân duyên
D4– Chỉ Như Lai tàng đệ nhất nghĩa lìa ngôn thuyết vọng tưởng
D5– Chỉ Như Lai tàng tự giác thánh trí lìa bốn câu có không
D6– Chỉ bốn thứ thiền để hiển Như Lai thanh tịnh chẳng đồng Nhị thừa
D7– Chỉ Như Lai tàng tự tánh Niết-bàn chẳng đồng Nhị thừa
D8– Chỉ thần lực dựng lập chẳng rơi vào có không
D9– Chỉ các pháp duyên khởi để hiển bày nghĩa Như Lai tàng phi nhân duyên
D10– Chỉ các pháp thường trụ như huyễn để hiển Như Lai tàng tự tánh vô sanh
E1– Hiển hoặc loạn thường
E2– Chỉ hoặc loạn khởi hai thứ tánh để hiển bày chân như bình đẳng
G1– Chỉ hoặc loạn khởi hai chủng tánh
G2– Chỉ lìa vọng bình đẳng chân như
E3– Chỉ hoặc loạn không pháp
G1– Chỉ hoặc loạn không pháp như huyễn
G2– Lại chỉ như huyễn không lỗi
E4– Chỉ thẳng vô sanh như huyễn khiến lìa hi vọng